Loạn thị là gì

1. Loạn thị là gì?

Mỗi người có một mức độ nhìn khác nhau. Trong đó, lý tưởng nhất là nhãn cầu có hình dạng như một quả bóng tròn làm ánh sáng chiếu vào và uốn cong đều để giúp bạn nhìn rõ.

Loạn thị là tình trạng mắt không ở trạng thái có kích thước tròn đều. Khi đó mắt có hình dạng như hình elip, ánh sáng chiếu vào võng mạc sẽ bị bẻ cong theo một hướng hơn là phân bố toàn bộ mắt. Nghĩa là chỉ một phần sự vật được nhìn thấy rõ, còn lại xung quanh trông mờ và lượn sóng.

Loạn thị thường đi cùng với cận thị hoặc viễn thị. Các bệnh về mắt này được gọi chung là tật khúc xạ và đều liên quan đến độ cong của giác mạc. Loạn thị thường xảy ra sau các thủ thuật đặt kính áp tròng hoặc phẫu thuật mắt.

2. Triệu chứng loạn thị

Loạn thị biểu hiện như sau:

  • Tầm nhìn bị mờ hoặc bị bóp méo
  • Mỏi mắt
  • Nhức đầu
  • Khó nhìn vào ban đêm.
Mỏi mắt là một trong những triệu chứng loạn thị

3. Nguyên nhân loạn thị

Hầu hết loạn thị xảy ra từ sớm nên nguyên nhân loạn thị thường không được biết rõ. Một số trường hợp khác xảy ra sau chấn thương mắt, mắc bệnh về mắt hoặc phẫu thuật.

Ngoài ra, một nguyên nhân khác hiếm gặp hơn, xảy ra khi bị giác mc hình chóp (keratoconus). Nó có thể gây loạn thị là do làm cho giác mạc mỏng hơn và có hình nón hơn.

Loạn thị không xảy ra khi bạn đọc sách trong điều kiện thiếu ánh sáng hoặc ngồi quá gần TV.

4. Chẩn đoán loạn thị

Triệu chứng loạn thị thường xuất hiện một cách từ từ. Do đó, bạn nên đi khám bác sĩ khi thấy tầm nhìn bị thay đổi hoặc hạn chế. Khi thực hiện thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ nhìn rõ sự vật bằng cách yêu cầu bạn đo thị lực. Ngoài ra, họ cũng sẽ sử dụng các dụng cụ khác để đo lường tầm nhìn của bạn, cụ thể là:

  • Phoropter: Bạn nhìn qua một loạt các ống kính để tìm ra tầm nhìn rõ nét nhất.
  • Keratometer/topogograph: Sử dụng một vòng tròn ánh sáng để đo đường cong giác mạc.
  • Autorefractor: Chiếu ánh sáng vào mắt và đo xem nó thay đổi như thế nào trên màn hình. Điều này giúp bác sĩ chọn được loại kính mà bạn cần.

5. Cách đọc toa kính mắt cho người loạn thị

Trên đơn kính sẽ xuất hiện một số chữ cái và số. Trong đó, OD nghĩa là kết quả đo thị lực mắt phải, OS là kết quả đo thị lực mắt trái, OU là kết quả đo thị lực cả hai mắt. Các con số được đo lường bằng diopters (đơn vị đo công suất quang của thấu kính):

  • Số đầu tiên được gọi là hiệu chỉnh hình cầu: Nếu nó có dấu trừ, bạn bị cận thị. Nếu có một dấu cộng, bạn bị viễn thị. Một số cao hơn có nghĩa là tầm nhìn mờ.
  • Số thứ hai là hiệu chỉnh hình trụ: Đây là con số biểu hiện mức độ loạn thị.
  • Số thứ ba là trục: Vị trí loạn thị trên giác mạc.

Ví dụ, một toa kính “OD -1.00 x -2.00 x 155”, có nghĩa là mắt phải của bạn bị cận thị 1 diopter và mức độ loạn thị là 2 diopters ở vị trí 155 độ trên giác mạc.

6. Điều trị loạn thị

Kính hoặc kính áp tròng có thể điều chỉnh hầu hết các trường hợp bị loạn thị. Nhưng nếu bạn chỉ bị loạn thị nhẹ và không có vấn đề về thị lực khác thì bạn có thể không cần đến chúng.

Có hai phương pháp điều trị loạn thị phổ biến:

  • Kính điều chỉnh khúc xạ: Nếu bạn bị loạn thị, bác sĩ có thể sẽ kê đơn một loại kính áp tròng phù hợp với mức độ loạn của bạn. Nếu trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn có thể sử dụng kính áp tròng cứng thấm khí được gọi là Ortho-K. Đeo kính áp tròng trong thời gian ngủ giúp bạn định hình lại giác mạc. Bạn sẽ cần đeo kính để duy trì mức độ điều chỉnh loạn thị nhưng không nhất thiết phải đeo thường xuyên.
  • Phẫu thuật khúc xạ: Phẫu thuật laser cũng giúp điều chỉnh hình dạng giác mạc. Phẫu thuật khúc xạ gồm có 2 loại là LASIK và PRK. Bạn nên cân nhắc về tình trạng loạn thị hiện tại và các phương pháp điều trị để đảm bảo đôi mắt khỏe mạnh mà không có vấn đề về võng mạc hoặc sẹo giác mạc.